Các nghiên cứu cho thấy giấc ngủ kém có tác động tiêu cực đến hormone, hiệu suất luyện tập và chức năng của não. Giấc ngủ đêm tốt cũng quan trọng như tập thể dục thường xuyên và có chế độ ăn uống lành mạnh. Nếu muốn tối ưu hoá sức khoẻ hoặc giảm cân thì ngủ ngon giấc, ngủ sâu là một trong những điều nên làm.
1. Tăng cường tiếp xúc với ánh sáng trong suốt cả ngày
Cơ thể như một chiếc đồng hồ thời gian tự nhiên được gọi là nhịp sinh học. Nó ảnh hưởng đến não, cơ thể và nội tiết tố. Nó có tác dụng giúp tỉnh táo và gửi tín hiệu với cơ thể khi đến giờ ngủ.
Ánh sáng mặt trời tự nhiên hoặc ánh sáng rực rỡ vào ban ngày sẽ giúp giữ cho nhịp sinh học khỏe mạnh. Điều này giúp cải thiện năng lượng vào ban ngày, cũng như chất lượng và thời lượng giấc ngủ vào ban đêm.
Ở những người bị mất ngủ, tiếp xúc với ánh sáng mạnh vào ban ngày đã cải thiện chất lượng và thời gian ngủ. Nó cũng làm giảm thời gian khó ngủ xuống khoảng 83%. Một nghiên cứu ở người lớn tuổi cho thấy hai giờ tiếp xúc với ánh sáng mạnh trong ngày làm tăng thời gian ngủ thêm hai giờ và hiệu quả giấc ngủ tăng 80%.
Do đó, hầu hết các nghiên cứu liên quan đến những người có vấn đề nghiêm trọng về giấc ngủ đều cho thấy rằng tiếp xúc với ánh sáng hàng ngày rất có thể sẽ giúp bạn ngay cả khi bạn trải qua giấc ngủ trung bình. Vì thế, hãy thử tiếp xúc với ánh sáng mặt trời hàng ngày để có thể cải thiện giấc ngủ vào ban đêm.
2. Giảm tiếp xúc với ánh sáng xanh vào buổi tối
Tiếp xúc với ánh sáng vào ban ngày là có lợi, nhưng tiếp xúc với ánh sáng vào ban đêm thì tác dụng lại ngược lại, đặc biệt là ánh sáng xanh. Điều này là do ảnh hưởng của ánh sáng này đến nhịp sinh học. Nó khiến cho bộ não nhầm lẫn và nghĩ rằng thời điểm đó vẫn còn là ban ngày. Đồng thời, nó cũng làm giảm các hormone như melatonin - là hormone giúp thư giãn và ngủ sâu.
Ánh sáng xanh - được phát ra từ thiết bị điện tử như điện thoại thông minh và máy tính - là điều tồi tệ nhất ảnh hưởng đến giấc ngủ.
Có một số phương pháp phổ biến có thể áp dụng để giảm tiếp xúc với ánh sáng xanh bao gồm:
Đeo kính chặn ánh sáng xanh.
Cài đặt ứng dụng chặn ánh sáng xanh trên điện thoại thông minh.
Ngừng sử dụng tivi và tắt đèn hai giờ trước khi đi ngủ.
3. Không sử dụng caffein vào cuối ngày
Không nên uống cà phê sau 3-4h chiều
Caffeine có rất nhiều lợi ích và được tiêu thụ bởi 90% dân số Hoa Kỳ. Nó có tác dụng tăng cường sự tập trung, năng lượng và hiệu suất luyện tập thể thao. Tuy nhiên, khi tiêu thụ vào cuối ngày, caffeine kích thích hệ thống thần kinh và có thể ngăn cơ thể thư giãn tự nhiên vào ban đêm.
Trong một nghiên cứu gần đây cho biết tiêu thụ caffeine tới 6 giờ trước khi đi ngủ có thể làm giảm đáng kể chất lượng giấc ngủ. Bởi vì, caffeine có thể tăng cao trong máu trong 6 - 8 giờ. Do đó, uống một lượng lớn cà phê sau 3 - 4 giờ chiều sẽ không được khuyến khích, đặc biệt là nếu bạn nhạy cảm với caffeine hoặc khó ngủ.
4. Giảm thời lượng giấc ngủ trưa
Mặc dù, giấc ngủ trưa có nhiều lợi ích. Tuy nhiên, nếu kéo dài giấc ngủ trưa hoặc giấc ngủ trưa không đều thì nó có thể ảnh hưởng tiêu cực đến giấc ngủ trong suốt cả ngày. Ngủ vào ban ngày có thể gây nhầm lẫn cho nhịp sinh học và làm cho giấc ngủ vào ban đêm trở nên khó khăn hơn.
Trên thực tế, nghiên cứu gần đây cho thấy những người tham gia cuối cùng đã ngủ nhiều hơn vào ban ngày sau khi họ có giấc ngủ trưa. Hay một nghiên cứu khác lưu ý rằng ngủ trưa từ 30 phút trở xuống có thể giúp tăng cường chức năng não ban ngày. Nhưng những giấc ngủ trưa có thời gian dài có thể gây hại cho sức khỏe và chất lượng giấc ngủ.
Tuy nhiên, một nghiên cứu cũng đã chứng minh rằng người có thói quen ngủ trưa thường không phải trải qua giấc ngủ kém chất lượng hoặc giấc ngủ gián đoạn vào ban đêm. Cho nên, nếu bạn ngủ trưa thường xuyên và ngủ ngon, bạn không nên lo lắng. Tác động của việc ngủ trưa phụ thuộc vào từng cá nhân.
5. Cố gắng ngủ và thức giấc vào thời điểm cố định
Cơ thể có chức năng nhịp sinh học như một vòng lặp. Cho nên việc có giấc ngủ và thời gian ngủ phù hợp có thể hỗ trợ cho chất lượng giấc ngủ tốt hơn.
Một số nghiên cứu đã lưu ý rằng những người có giấc ngủ không đều và đi ngủ muộn vào cuối tuần được báo cáo là có giấc ngủ kém. Các nghiên cứu cũng nhấn mạnh, các kiểu ngủ không đều có thể làm thay đổi nhịp sinh hoặc và mức độ melatonin. Điều này báo tín hiệu về cho não bộ và ảnh hưởng đến giấc ngủ.
Trong trường hợp, phải vật lộn với giấc ngủ thì bạn nên tập thói quen thức dậy và đi ngủ vào những thời điểm tương tự nhau. Sau vài tuần, bạn sẽ có giấc ngủ tốt và thậm chí không cần đặt chuông báo thức để thức dậy.
6. Bổ sung melatonin
Melatonin thường được sử dụng để điều trị chứng mất ngủ
Melatonin là một hormone ngủ chính. Nó cho bộ não của bạn khi nào nó có thời gian thư giãn và đi ngủ. Vì thế, bổ sung melatonin là một biện pháp giúp giấc ngủ tốt hơn.
Melatonin thường được sử dụng để điều trị chứng mất ngủ, nên nó có thể là một trong những cách dễ nhất để đi vào giấc ngủ nhanh hơn.
Một số nghiên cứu cho thấy uống 2 mg melatonin trước khi ngủ có thể giúp cải thiện chất lượng và năng lượng giấc ngủ vào ngày hôm sau đồng thời giúp đi vào ngủ nhanh hơn. Ở một nghiên cứu khác cũng có kết quả tương tự, một nửa nhóm nghiên cứu ngủ nhanh hơn và cải thiện 15% chất lượng giấc ngủ.
Ngoài ra, melatonin cũng lợi ích khi đi du lịch và điều chỉnh cơ thể theo múi giờ mới. Vì thế, nó sẽ giúp nhịp sinh học của cơ thể trở lại bình thường.
Melatonin có thể bổ sung trước khi đi ngủ từ 30 đến 60 phút với liều lượng 1 - 5mg. Ban đầu hãy bổ sung với một liều thấp để đánh giá khả năng chịu đựng của cơ thể và sau đó tăng từ từ khi cần thiết. Vì melatonin có thể làm thay đổi hóa học não, nên trước khi bổ sung cần phải được tư vấn từ bác sĩ hay chuyên gia y tế.
7. Một số chất bổ sung
Hãy cân nhắc bổ sung một số chất có thể giúp thư giãn và có giấc ngủ tốt
Ginkgo biloba: Một loại thảo mộc tự nhiên có nhiều lợi ích, nó có thể hỗ trợ giấc ngủ, thư giãn và giảm căng thẳng, nhưng bằng chứng còn hạn chế.
Glycine: Một vài nghiên cứu cho thấy dùng 3 gram axit amin glycine có thể cải thiện chất lượng giấc ngủ.
Rễ nữ lang: Một số nghiên cứu cho thấy cây nữ lang có thể giúp bạn ngủ và cải thiện chất lượng giấc ngủ.
Magie: Chịu trách nhiệm cho hơn 600 phản ứng trong cơ thể bạn, magie có thể cải thiện sự thư giãn và tăng cường chất lượng giấc ngủ
L-theanine: Một loại axit amin, L-theanine có thể cải thiện sự thư giãn và giấc ngủ.
Hoa oải hương: Một loại thảo mộc mạnh mẽ với nhiều lợi ích cho sức khỏe. Hoa oải hương có tác dụng làm dịu và giữ hương thơm để cải thiện giấc ngủ.
8. Không uống đồ uống có cồn
Có một vài đồ uống vào ban đêm có thể ảnh hưởng tiêu cực đến giấc ngủ và hormone trong cơ thể. Trong đó, rượu được biết là gây ra hoặc làm tăng các triệu chứng ngưng thở khi ngủ, ngáy và các kiểu ngủ bị gián đoạn. Nó cũng thay đổi việc sản xuất melatonin vào ban đêm, đóng vai trò chính trong nhịp sinh học của cơ thể.
Ngoài ra, một số nghiên cứu cho thấy tiêu thụ rượu vào ban đêm làm giảm hormone tăng trưởng (GH) - là hormon có vai trò trong nhịp sinh học.
Có một vài đồ uống vào ban đêm có thể ảnh hưởng tiêu cực đến giấc ngủ và hormone trong cơ thể
9. Tối ưu hóa môi trường phòng ngủ
Nhiều người tin rằng môi trường phòng ngủ và thiết lập của nó là những yếu tố quan trọng để có được một giấc ngủ ngon lành. Những yếu tố này bao gồm nhiệt độ, tiếng ồn, ánh sáng bên ngoài và sự sắp xếp đồ đạc.
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng tiếng ồn bên ngoài, thường là từ giao thông, có thể gây ra giấc ngủ kém và các vấn đề sức khỏe lâu dài. Hay một nghiên cứu khác về môi trường phòng ngủ của phụ nữ cho kết quả khoảng 50% người tham gia nhận thấy chất lượng giấc ngủ được cải thiện khi tiếng ồn và ánh sáng giảm.
10. Cài đặt nhiệt độ phòng ngủ
Nhiệt độ cơ thể và phòng ngủ cũng có thể ảnh hưởng sâu sắc đến chất lượng giấc ngủ. Một vài nghiên cứu cho thấy nhiệt độ phòng ngủ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ nhiều hơn tiếng ồn bên ngoài. Các nghiên cứu tiết lộ rằng nhiệt độ cơ thể và phòng ngủ tăng lên có thể làm giảm chất lượng giấc ngủ và tăng sự tỉnh táo.
Nhiệt độ phòng trong khoảng 20 độ C dường như là mức nhiệt tốt cho hầu hết mọi người để có giấc ngủ ngon.
11. Không ăn tối muộn
Ăn khuya vào ban đêm có thể ảnh hưởng tiêu cực đến cả chất lượng giấc ngủ và sự giải phóng hormone GH và melatonin.
Một nghiên cứu gần đây cho biết một bữa ăn nhiều carbs và ăn vào thời điểm 4 giờ trước khi đi ngủ giúp mọi người ngủ nhanh hơn. Hay một nghiên cứu khác đã phát hiện ra rằng chế độ ăn ít carb cũng giúp cải thiện giấc ngủ.
12. Thư giãn vào buổi tối
Các kỹ thuật thư giãn được thực hiện trước khi đi ngủ đã được chứng minh là cải thiện chất lượng giấc ngủ và nó cũng là một kỹ thuật phổ biến được sử dụng để điều trị chứng mất ngủ.
Một vài nghiên cứu nhận định rằng massage thư giãn có tác dụng cải thiện chất lượng giấc ngủ ở những người bị bệnh.
Một vài phương pháp thư giãn bao gồm nghe nhạc, đọc sách, tắm nước nóng, thiền, hít thở sâu.
Một vài kỹ thuật thư giãn như đọc sách, nghe nhạc,.. trước khi đi ngủ sẽ giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ của bạn
13. Tắm thư giãn
Tắm thư giãn là một cách phổ biến khác để ngủ ngon hơn. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nó có thể giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ nói chung và giúp mọi người (đặc biệt là người lớn tuổi) ngủ nhanh hơn.
Một nghiên cứu khác cũng cho kết quả tương tự, tắm nước nóng 90 phút trước khi đi ngủ giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ và giúp mọi người có được giấc ngủ sâu hơn. Ngoài ra, nếu không muốn tắm vào ban đêm, bạn có thể ngâm chân bằng nước nóng, nó sẽ thư giãn và cải thiện giấc ngủ.
14. Loại trừ các chứng rối loạn giấc ngủ
Tình trạng sức khỏe tiềm ẩn có thể là nguyên nhân của vấn đề giấc ngủ. Một trong những vấn đề phổ biến là ngưng thở khi ngủ. Nó gây ra thở không đều và ngắt quãng. Những người mắc chứng rối loạn này ngừng thở liên tục trong khi ngủ.
Hay các vấn đề được chẩn đoán y tế phổ biến khác bao gồm mộng du và rối loạn giấc ngủ hoặc thức giấc nhịp sinh học, thường gặp ở những người làm việc theo ca.
15. Sử dụng giường ngủ thoải mái
Ngoài môi trường thư giãn, chất lượng giường cũng có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ. Một nghiên cứu đã xem xét lợi ích của một tấm nệm mới trong 28 ngày, kết quả cho thấy nó giảm đau lưng tới 57%, đau vai 60% và cứng khớp tới 59%. Đồng thời nó cũng cải thiện 60% chất lượng giấc ngủ.
16. Tập thể dục thường xuyên - nhưng không phải trước khi đi ngủ
Tập thể dục là một trong những cách hỗ trợ khoa học tốt nhất để cải thiện giấc ngủ và sức khỏe
Tập thể dục là một trong những cách hỗ trợ khoa học tốt nhất để cải thiện giấc ngủ và sức khỏe. Nó có thể tăng cường tất cả yếu tố liên quan đến giấc ngủ và được sử dụng để làm giảm các triệu chứng mất ngủ.
Một nghiên cứu thực hiện ở người lớn tuổi đã xác định rằng tập thể dục gần như giảm một nửa thời gian cần thiết để ngủ và cung cấp thêm 41 phút ngủ vào ban đêm. Hay ở những người bị mất ngủ trầm trọng, tập thể dục mang lại nhiều lợi ích hơn hầu hết các loại thuốc.
Mặc dù tập thể dục hàng ngày là phương pháp tốt mang lại một giấc ngủ ngon, nhưng nếu thực hiện quá muộn trong ngày thì nó lại có thể gây ra vấn đề về giấc ngủ. Điều này là do tác dụng kích thích của tập thể dục, làm tăng sự tỉnh táo và bài tiết hormon như epinephrine và adrenaline.
17. Bổ sung viên uống tuần hoàn não Fine Ginkgo Plus
Fine Ginkgo Plus - Sản phẩm 100% từ thiên nhiên chính hãng từ Nhật Bản - với thành phần thảo dược sử dụng công thức bổ trợ trí nhớ truyền thống là chiết xuất từ lá Bạch quả (Ginkgo Biloba), kết hợp với tinh chất củ tỏi và vitamin B1, B2, B6.
Hotline: 0903374009
Đã thêm vào giỏ hàng !