Tin tức

PHƯƠNG PHÁP SỐNG THỌ VÀ PHÒNG NGỪA NGUY CƠ ĐỘT QUỴ CỦA NGƯỜI NHẬT

Sau 50 năm phát triển, Nhật Bản từ một nước có có tỉ lệ bị đột quỵ, mắc bệnh tim mạch cao trên thế giới đã giảm tỉ lệ này xuống và trở thành một nước có tỷ lệ người đột quỵ thấp.

Lối sống khoa học đáng ngưỡng mộ

Để đạt được thành công này, người Nhật đã áp dụng một cách vô cùng khoa học chế độ sinh hoạt lành mạnh. Người dân xứ sở mặt trời mọc chăm chỉ vận động, tăng cường khám sức khỏe định kỳ, ăn uống khoa học kết hợp cùng nên y tế hiện đại của Nhật bản.

Người dân Nhật Bản tự ý thức được việc rèn luyện sức khỏe bản thân chính là giảm nguy cơ các bệnh liên quan đến đột quỵ và tim mạch. Kể từ nhỏ, trẻ em Nhật Bản đã được rèn luyện về thói quen tập thể dục và vận động cơ thể. Theo thống kê của Tổ chức y tế thế giới, hơn 98% trẻ em Nhật đi bộ hoặc đi xe đạp tới trường. Người dân Nhật Bản cũng dành thời gian nhiều hơn để đi bộ, đi xe điện và đi xe đạp.

Phương pháp sống thọ và phòng ngừa nguy cơ đột quỵ của người Nhật - Ảnh 1.

Đi bộ đạp xe đã hình thành trong lối sống của người Nhật Bản kể từ khi còn nhỏ

Nguyên tắc ăn uống của Người Nhật

Trong bộ phim tài liệu mới đây trên Netflix "Live to 100" có nhắc đến bí quyết của người tại Okinawa (Nhật Bản), ngôi nhà của những người sống thọ nhất thế giới. Người dân Okinawa ít bị ung thư, bệnh tim và chứng mất trí nhớ. Tuổi thọ trung bình của đàn ông tại Okinawa là 80 tuổi và của nữ giới là 87 tuổi.

Theo đó, người Okinawa chủ yếu dựa trên chế độ ăn chứa nhiều thực vật. Điểm độc đáo nhất trong chế độ ăn của người Okinawa là đồ tươi mỗi ngày với nhiều rau củ quả, bữa ăn của họ gồm rau xào, khoai lang, đậu phụ… Nhật Bản cũng là nước có tỷ lệ tiêu thụ cá chiếm 10% thế giới. Trong cá chứa nhiều Taurine, axit amin, Omega 3... giúp hỗ trợ giảm mỡ trong máu, hạ Cholesterol xấu trong máu, ngăn ngừa các bệnh tim mạch.

Người Nhật cũng không có thói quen như người Việt khi sử dụng đồ chiên, xào và nêm gia vị mặn. Họ ưa sử dụng dụng đồ nhạt bằng cách luộc, hấp hoặc ăn sống.

Phương pháp sống thọ và phòng ngừa nguy cơ đột quỵ của người Nhật - Ảnh 2.

Okinawa được mệnh danh là "vùng đất bất tử" do số lượng người cao tuổi đông đảo tại đây

Để kiểm soát thói quen ăn uống của mình, người dân trên hòn đảo áp dụng lời khuyên Hara Hachi Bu hay còn gọi "quy tắc 80%". Hara Hachi Bu là một thuật ngữ tiếng Nhật có nghĩa là "Ăn no đến 8 phần".

Não bộ của chúng ta thường mất khoảng từ 15 đến 20 phút để ghi nhận tình trạng sức chứa của dạ dày. Nói cách khác, chúng ta thường lầm tưởng rằng bản thân chưa ăn no, trong khi trên thực tế dạ dày đã không còn chỗ chứa thêm thức ăn nữa.

Quy tắc này mang lại lợi ích cho đường tiêu hóa và quá trình kiểm soát cân nặng, khi lượng thức ăn tiêu thụ trong từng bữa ăn được cân bằng, tránh tình trạng ăn quá nhiều gây tăng cân ngoài kiểm soát.

Công nghệ tiên tiến hỗ trợ ngăn ngừa nguy cơ đột quỵ

Ngoài việc có ý thức chăm sóc sức khỏe, tầm soát định kỳ sức khoẻ, người Nhật Bản giảm được tỷ lệ người bị đột quỵ và các bệnh tim mạch nhờ áp dụng những công nghệ tiên tiến trong y khoa hiện nay như lọc máu hay công nghệ tế bào gốc.

Theo bệnh viện Quốc tế DNA  giải thích về công nghệ lọc máu Nhật Bản, đó là cách sử dụng một thiết bị lọc máu chuyên dụng dùng để chiết tách huyết tương trong máu thông qua 2 bộ lọc, mục đích giúp loại bỏ trực tiếp: độc tố, Cholesterol xấu, triglyceride, các virus gây bệnh hay các men gan cao.

Phương pháp sống thọ và phòng ngừa nguy cơ đột quỵ của người Nhật - Ảnh 3.

Lọc máu công nghệ Nhật Bản nhằm giảm ngừa nguy cơ đột quỵ (Ảnh: Bệnh viện Quốc tế DNA)

Khi thực hiện liệu pháp lọc máu Nhật Bản, các chỉ số mỡ trong máu, LDL cholesterol,… sẽ thay đổi một cách rõ ràng, giảm nhẹ xuống mức tiếp cận an toàn đối với người cao, đối với những người nguy cơ rất cao sẽ giảm về an toàn, từ đó cơ thể khỏe mạnh hơn, trở về trạng thái ban đầu, tránh nguy cơ tai biến, đột quỵ, nhồi máu cơ tim. Các bác sĩ sẽ cho xét nghiệm các chỉ số trước khi lọc. Sau khi làm xong, bác sĩ sẽ xét nghiệm để đối chiếu tình hình.

Dù có công nghệ tiên tiến đến đâu thì đột quỵ vẫn là nỗi ám ảnh của nhiều người, tỷ lệ tử vong cao, dù cứu sống thì di chứng để lại nặng nề. Chính vì vậy hãy thay đổi lối sống và tầm soát sức khỏe định kỳ để đẩy lùi các nguy cơ đột quỵ.

 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email